L
o
a
d
i
n
g
...

Chia sẻ kinh nghiệm học chữ Hán Tại ASV SCHOOL

Chia sẻ kinh nghiệm học chữ Hán Tại ASV SCHOOL

Chia sẻ kinh nghiệm học chữ Hán Tại ASV SCHOOL

Là người học Tiếng Nhật chắc hẳn các bạn cũng đã từng học chữ Kanji đúng không? Các bạn có đang gặp khó khăn với nó không? Khi học Kanji lúc đầu mình thấy nó rất khó nhớ, khó học. Thậm chí có lúc bị stress đến mức muốn từ bỏ, mình nghĩ người ta học được chẳng nhẽ mình lại không??? Từ những suy nghĩ đó mình đã quyết tâm là phải học chữ Kanji cho bằng được. Mình tìm hiểu những phương pháp học khác nhau, dần dần mình thấy chữ Kanji cũng không khó như mình đã nghĩ.

Là người học Tiếng Nhật chắc hẳn các bạn cũng đã từng học chữ Kanji đúng không? Các bạn có đang gặp khó khăn với nó không? Khi học Kanji lúc đầu mình thấy nó rất khó nhớ, khó học. Thậm chí có lúc bị stress đến mức muốn từ bỏ, mình nghĩ người ta học được chẳng nhẽ mình lại không??? Từ những suy nghĩ đó mình đã quyết tâm là phải học chữ Kanji cho bằng được. Mình tìm hiểu những phương pháp học khác nhau, dần dần mình thấy chữ Kanji cũng không khó như mình đã nghĩ.

Dưới đây là phương pháp học Kanji của mình các bạn hãy thử tham khảo nhé.

1/ Ban đầu khi học Kanji ở trường, các thầy cô dạy mình theo kiểu truyền thống, hướng dẫn nét viết, ân On, âm Kun, từ vựng có liên qua rồi về nhà mình tự viết lên bảng. Lúc ấy mình thấy mỗi 1 chữ Kanji mình viết giống như mình đang vẽ 1 bức tranh vậy chứ không phải là luyện viết nữa.

* Ưu điểm: Nhờ viết đi viết lại nhiều lần mà chữ Kanji mình viết cũng mềm mại, viết nhanh hơn.

* Khuyết điểm: Lâu nhớ chữ Kanji, hay bị nhầm các chữ giống nhau.

 

2/ Sau này khi ra trường rồi mình lại học thêm bộ thủ: 走、徒 các bạn thấy 2 chữ này có giống nhau không? (Tẩu) 走 thêm bộ (Xích) 彳thành chữ (Đồ) 徒.

* Ưu điểm: Bộ thủ giúp ích rất nhiều cho việc phân biệt các chữ Kanji gần giống nhau.

* Nhược điểm: Nếu không luyện viết thì chữ sẽ xấu, và thậm chí là đôi khi thứ tự nét viết sẽ không theo đúng thứ tự của chữ đó, lâu nhớ chữ.

 

3/ Sau một thời gian tiếp xúc với nhiều phương pháp học khác nhau mình lại phát hiện ra từ bộ thủ có thể tạo thành những câu chuyện thú vị : Ví dụ như chữ : Đức徳 gồm bộ Xích: 彳, Thập:十, gần giống bộ Tứ:四 , Tâm:心 Tạo thành câu chuyện: chim chích (giống âm xích) mà đậu cành tre thập trên, tứ dưới, cuối là chữ tâm…

* Ưu điểm: giúp người học có thể nhanh nhớ chữ Kanji hơn.

* Nhược điểm: Nếu không luyện viết thì chữ sẽ xấu, đôi khi thứ tự nét viết cũng sẽ bị đảo lộn nếu câu chuyện không theo đúng thứ tự của chữ đó.

 

Chính vì vậy mình đã kết hợp cả 3 cách học này. Trên đây là cách học Kanji của mình. Còn các bạn thì sao? Qua câu chuyện mà mình chia sẻ mong rằng các bạn cũng sẽ tìm ra cách học thích hợp nhất với mình nhé.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

keo-xuong