L
o
a
d
i
n
g
...

CÙNG ASV TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA XÃ HỘI NHẬT BẢN - XÃ HỘI TRỌNG NAM KHINH NỮ

CÙNG ASV TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA XÃ HỘI NHẬT BẢN  - XÃ HỘI TRỌNG NAM KHINH NỮ

CÙNG ASV TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA XÃ HỘI NHẬT BẢN - XÃ HỘI TRỌNG NAM KHINH NỮ

CÙNG ASV TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA XÃ HỘI NHẬT BẢN - XÃ HỘI TRỌNG NAM KHINH NỮ

CÙNG ASV TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA XÃ HỘI NHẬT BẢN

Xã hội trọng nam khinh nữ

男尊女卑(dansonjohi) là cách nghĩ coi rằng nam giới thì tốt hơn nữ giới. Nhật bản thì cũng đã mang tư tưởng ấy suốt chiều dài lịch sử. Mặc dù trong thần thoại Nhật, vị thần chính là nữ thần mặt trời (天照大神Amaterasu Omikami), nhưng Nhật Bản được ghi lại trong lịch sử thì hầu hết các thời đại đều là xã hội coi trọng nam giới là chính. Những nền tôn giáo ngoại lai như Phật giáo hay Nho giáo đã hoàn toàn xác lập thời đại trọng nam, và đã góp phần hợp thức hóa chế độ xã hội mà nam giới chi phối. Nữ giới thì bị coi là thấp kém hơn so với nam giới và việc nữ giới phục tùng nam giới là điều đương nhiên.

Suy nghĩ trọng nam thì lan rộng trong tầng lớp trung lưu và thượng lưu của xã hội, và đã tạo ra một mẫu hình gia đình truyền thống với chồng là người kiếm tiền còn vợ thì chăm lo gia đình. Phụ nữ cũng đã từng là vị trí thấp trong gia đình. Theo như Nho giáo cũ thì nữ giới khi còn nhỏ phải tuân theo lời cha mẹ, sau khi lấy chồng phải theo chồng, về già thì phải theo con. Vợ phải kính trọng chồng, trước mặt người khác phải nhỏ nhẹ, không được tỏ ra nổi bật.

Vào thế kỉ thứ 17 và thế kỉ thứ 18 mà các võ sĩ đã chi phối nước Nhật, thì đạo Nho giáo mới đã thịnh hành và đặc biệt đã thu hút tầng lớp võ sĩ. Họ thì một chút cũng không thay đổi vai trò của cả hai giới trong xã hội và đã chỉ trích mối quan hệ nam nữ tại nơi công cộng.

 Đầu thế kỉ 20 mặc dù các cuộc vận động đấu tranh cho phụ nữ cũng đã diễn ra, nhưng chỉ đến năm 1947 thì việc xóa bỏ phân biệt nam nữ mới được quy định tại điều 14 của hiến pháp. Thế nhưng nhưng thói quen cũ vẫn chưa thể xóa bỏ được.

(Nguồn hình ảnh: Internet)

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

keo-xuong