L
o
a
d
i
n
g
...

Lễ hội Obon Nhật Bản – OBONMATSURI

Lễ hội Obon Nhật Bản – OBONMATSURI

Lễ hội Obon Nhật Bản – OBONMATSURI

Các bạn có biết tháng 8 là tháng Lễ hội Obon nổi tiếng của Nhật Bản, diễn ra khoảng từ 13 đến 15 tháng 8 hàng năm không. Lễ hội Obon bắt nguồn từ Phật giáo – là dịp để cầu nguyện cho linh hồn của tổ tiên. Trong những ngày này, người Nhật dù đang ở xa cũng tề tựu đông đủ thăm hỏi ông bà, cha mẹ và viếng mộ người thân. Lễ hội này đã có tại Nhật Bản hơn 500 năm và gắn liền với 1 điệu múa truyền thống gọi là Bon-Odori. Ở Việt Nam, chúng ta cũng có một ngày lễ hội tương tự là lễ Vu Lan (hay còn gọi là Lễ Xá tội Vong Nhân). Đây là ngày lễ của cả nước Nhật và luôn mang đậm màu sắc thiêng liêng, huyền bí.

Lễ hội Obon – OBONMATSURI

 Các bạn có biết tháng 8 là tháng Lễ hội Obon nổi tiếng của Nhật Bản, diễn ra khoảng từ 13 đến 15 tháng 8 hàng năm không. Lễ hội Obon bắt nguồn từ Phật giáo – là dịp để cầu nguyện cho linh hồn của tổ tiên. Trong những ngày này, người Nhật dù đang ở xa cũng tề tựu đông đủ thăm hỏi ông bà, cha mẹ và viếng mộ người thân. Lễ hội này đã có tại Nhật Bản hơn 500 năm và gắn liền với 1 điệu múa truyền thống gọi là Bon-Odori. Ở Việt Nam, chúng ta cũng có một ngày lễ hội tương tự là lễ Vu Lan (hay còn gọi là Lễ Xá tội Vong nhân). Đây là ngày lễ của cả nước Nhật và luôn mang đậm màu sắc thiêng liêng, huyền bí.

 Vậy hãy cùng ASV SCHOOL tìm hiểu kỹ hơn những điều thú vị trong lễ hội Obon và trải nghiệm chúng qua hình ảnh nhé:

1. MUKAEBI 迎え火

Obon bắt đầu với hoạt động mọi người đốt 1 nhóm lửa nhỏ trước cửa nhà để dẫn đường cho linh hồn của tổ tiên đã khuất quay trở về nhà của họ, được gọi là Mukaebi.

2. OHAKAMAIRIお墓参り

Hầu hết những người Nhật cũng sẽ bắt đầu kỳ nghỉ lễ Obon bằng việc ra thăm phần mộ của gia đình (việc này giống hoạt động tảo mộ trong tiết tháng 3 của Việt Nam mình) để dọn dẹp cho sạch sẽ và cầu nguyện những điều tốt đẹp đến những người đã khuất

3. HOYO/KUYO法要/供養

Trong ngày thứ hai hoặc thứ 3 của lễ Obon, những gia đình vẫn theo phong tục truyền thống của Phật giáo sẽ mời một nhà sư đến nhà của họ để thực hiện lễ cúng tưởng nhớ người đã khuất. Cúng xong, mọi người sẽ cùng ngồi lại dùng bữa, cùng kể lại những câu chuyện cũ về những người đã khuất bằng tất cả yêu thương.

4. BONODORI盆踊り

Vũ điệu Obon-Odori là một trong những đặc trưng không thể thiếu của lễ hội này, là vũ điệu để tưởng nhớ, tri ân và cầu nguyện cho linh hồn của tổ tiên. Mọi người tập trung tại lễ hội Obon và cùng nhau nắm tay nhảy múa thành vòng tròn, họ cho rằng những linh hồn của người đã khuất cũng đang nhảy múa cùng họ. Do đó, ở một số địa phương, để nhấn mạnh ý nghĩa này, khi nhảy múa họ còn mang thêm mặt nạ với những tạo hình kì quái, đáng sợ.

5. OKURIBI/ TORONAGASHI送り火/灯篭流し

Okuribi hay còn gọi là sự kiện lễ hội lửa là một sự kiện được tổ chức vào khuya ngày 16 tháng 8, khi đó 1 chữ "Đại" sộ được đốt cháy trên các sườn dốc của ngọn núi chung quanh lưu vực sông Kyoto. Đó là 1 trong những ám hiệu cho sự kết thúc mùa hè. Tại 5 ngọn núi quanh thành phố, các ngọn lửa lớn mang các kí tự và hình tượng được đốt lên khi sự kiện lễ hội kết thúc. Những ngọn lửa này được đốt lên để đưa tiễn chân vong hồn người chết quay về thế giới bên kia sau khi họ về thăm thân nhân của mình. Mặc dù có rất nhiều cách hiểu về nguồn gốc của sự kiện này, người ta vẫn thường quan niệm đây là 1 sự kiện tiễn chân các vong hồn người đã khuất.

Toro-Nagashi, dịch sát nghĩa là thả trôi đèn, là một trong những nghi lễ được tổ chức trong dịp Obon khi mà những chiếc đèn bằng giấy được thả trên sông hay biển như đồ cúng cho người đã khuất. Những chiếc đèn giấy được làm trước lễ hội và được thắp lên vào đêm chúng được thả trôi. Những điều nhắn nhủ riêng đến người đã khuất có thể được viết lên đèn.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

keo-xuong